Hoa Hồi Báu Vật Của Vùng Núi Bắc
Hiện nay Hoa Hồi là sản vật quý hiếm, có giá trị cao được đẩy mạnh phát triển ở khu vực miền núi các tỉnh phía Bắc. Với nhiều công dụng đa dạng trong đời sống, hoa hồi khô xứng đáng là loại thảo mộc không thể thiếu trong mỗi gia đình.
1. Hoa hồi là gì? Tại sao hoa hồi được gọi là báu vật của vùng núi bắc.
Cây hồi vốn là một loại cây thân gỗ lâu năm cao từ 7 – 10m. Xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Bắc nước ta và Trung Quốc. Cây có đặc điểm là lá xanh quanh năm, mọc so le với nhau, có hình lưỡi mác hoặc trứng thuôn, nhọn dần về đuôi lá.

Hình ảnh thực tế của cây hoa hồi
Mặc dù người ta gọi là “hoa hồi” nhưng đây thực chất ra là quả hồi. Do quả hồi có hình dạng bông hoa nên người dân quen gọi như vậy. Ngoài ra hoa hồi còn được gọi bằng những cái tên khác như: đại hồi, tai vị, quả hồi, hoặc bát giác hồi hương. Khi non hoa hồi có màu xanh lục, khi về già đài hoa sẽ khô lại và có màu nâu sẫm quen thuộc.

hình ảnh sao đặc trưng của hoa hồi
Cây hồi thường cho hoa từ tháng 5 đến tháng 6, đến tháng 8, tháng 9 hoa hồi bắt đầu chín và người dân có thể thu hoạch. Thường thường một cây hồi có tuổi đời từ 5 năm trở lên mới được lấy hoa, mỗi năm cũng chỉ được thu hoạch 2 vụ nên đây được xem là mặt hàng thuộc dạng “quý hiếm”.
Hoa hồi từ lâu đã là loại gia vị quan trọng giúp tạo hương vị đặc trưng, kích thích vị giác trong nhiều món ăn ngon vùng núi Bắc. Biết được điều này người dân nơi đây đã kết hợp hồi với nhiều loại gia vị khác để chế biến ra hàng loạt món ngon và độc đáo, ngon nức tiếng mang đậm hương vị của miền núi phía Bắc.
2. Hoa hồi dùng để làm gì? Công dụng của hoa hồi
Ngoài những hương vị độc đáo và cuốn hút thì hoa hồi còn mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người như:
- Về mặt xương khớp, hoa hồi có tác dụng như: giảm đau xương khớp, thấp khớp;
- Về tiêu hóa: hoa hồi giúp kích thích vị giác, tăng nhu động ruột, giúp ăn uống ngon miệng hơn, đau bụng, đầy hơi, ngộ độc thức ăn, ngăn ngừa kiết lỵ, tiêu chảy, khó tiêu, táo bón;
- Về hô hấp: cải thiện hệ hô hấp (ho gió, ho khan, hen suyễn, viêm họng, long đờm);
- Tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, vi sinh vật, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh vặt (cảm cúm, nấm da, ghẻ lở, đái dầm, hôi miệng…).

Có rất nhiều bài thuốc dân gian về hoa hồi
Không chỉ có tác dụng về mặt đời sống. Hoa hồi còn được tận dụng để xông hơi thư giãn, xua đuổi côn trùng, làm đẹp, bôi ngoài da giúp giảm đau, dùng trong trường hợp sơ cứu khẩn cấp (giải độc rắn cắn, sát trùng vết thương, tránh viêm nhiễm…)
3. Cách sử dụng hoa hồi tốt nhất không phải ai cũng biết
3.1.Chế tinh dầu hoa hồi làm đẹp và chăm sóc sức khỏe
Một thành phẩm khác từ hoa cũng rất được “săn đón” đó chính là tinh dầu hồi (Star Anise Essential Oil). Để làm tinh dầu hồi, người ta đun nóng và lọc lấy tinh dầu nguyên chất từ hoa hồi phơi khô.
Do có hàm lượng trans-anethol cao và hơn 20 hoạt chất khác nên nếu dùng tinh dầu hoa hồi Lạng Sơn để xông mặt sẽ giúp da thải bỏ bụi bẩn, tế bào chết sâu dưới lỗ chân lông, mang lại một làn da tươi sáng rạng rỡ. Ngoài ra người ta còn dùng tinh dầu hồi để massage cơ thể, giảm bớt căng cơ, đau nhức và đem lại tinh thần tràn đầy năng lượng, sảng khoái.
3.2. Pha trà hoa hồi thơm ngon, bổ dưỡng
Một cách đơn giản để có thể thưởng thức hương vị của hoa hồi khô dễ dàng đó là pha trà uống. Cách làm rất đơn giản:
- Bạn chỉ cần đun sôi khoảng 250ml nước và hãm hoa hồi khô trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó rót ra tách và từ từ thưởng thức.
- Nếu bạn muốn uống ngọt có thể thêm chút mật ong tự nhiên hoặc bổ sung thêm quế, đinh hương hoặc các hương liệu khác theo ý thích.
Ngoài pha trực tiếp hoa hồi Dace cũng có bột hoa hồi tác dụng nhanh được điều chế từ hoa để khách hàng thưởng thức thơm ngon không tốn thời gian của bạn phải chờ đợi.
3.3. Cách sử dụng hoa hồi trong nấu ăn
Ngoài ra nó được xem là gia vị không thể thiếu cho nhiều món ăn. Các món từ quả hồi có thể kể đến phở, các món ninh, hầm, cà ri, các món có nguyên liệu từ đuôi bò, chân vịt, dạ dày… Đặc biệt chất Anethole có trong quả hồi ngoài chức năng tạo mùi, tạo vị đặc trưng còn giúp tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Món phở bò Việt sẽ không thể trọn vị nếu thiếu hoa hồi
Bột hoa hồi cũng thường được dùng làm gia vị hầm, nướng rất hấp dẫn. Nhất là món nướng bởi làm dậy mùi thơm, tăng sự hấp dẫn cho món ăn.

Loại bột hồi cũng được dùng trong tẩm ướp thực phẩm rất phổ biến
4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng hoa hồi
Cho dù là hoa có nhiều công dụng rất hấp dẫn nhưng người dùng vẫn cần phải lưu ý một vài điều như sau:
- Không lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều bởi thành phần cis-ethanol trong hoa hồi khô có thể gây ngộ độc nếu dùng quá định mức.
- Trước khi dùng tinh dầu hoa, nên thử trước trên da để tránh dị ứng với thành phần;
- Khi dùng trong thực phẩm, tránh dùng hoa hồi bị ẩm mốc vì ngoài việc bị mất hương thơm còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe;
- Để chọn hoa chất lượng, nên chọn loại có đài còn nguyên (không bị vỡ vụn). Hoa được thu hoạch khi đủ độ già, có màu nâu sẫm, cánh hoa căng mọng và hạt to tròn chứng tỏ nhiều dầu hồi;
- Cách bảo quản hoa hồi hiệu quả là nên phơi khô, sau đó cho vào lọ hoặc túi kín, thỉnh thoảng mang ra phơi nắng để tránh ẩm mốc.
Các bạn có thể khám phá thêm nhiều các hương vị và gia vị tại : Dacefarm.